Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng nhận chất lượng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng nhận chất lượng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Phương thức đánh giá hợp quy

Phương thức đánh giá hợp quy


Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá;
h) Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Lợi ích của chứng nhận VietGAP và GlobalGAP

Lợi ích của chứng nhận VietGAP & GlobalGAP

Chứng nhận sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng nhận giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
Sản phẩm nông nghiệp  được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được thừa nhận trên thị trường Việt Nam.
Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và thâm nhập các thị trường khó tính. Sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP sẽ được nhận biết thông qua hệ thống định vị tọa độ địa lý toàn cầu, tham gia hệ thống dữ liệu toàn cầu, đảm bảo truy xét nguồn gốc nên có thể trở thành đối tượng của thương mại điện tử.
Thủ tục chứng nhận
  -  Đăng ký với tổ chức chứng nhận và ký hợp đồng chứng nhận.
  -  Đánh giá chứng nhận và khắc phục sự không phù hợp (nếu có).
  -  Cấp giấy chứng nhận (hiệu lực không quá 1 năm).
  -  Đánh giá giám sát, duy trì chứng nhận (hàng năm).
  -  Mở rộng, thu hẹp sản phẩm được chứng nhận.
  -  Công bố sản phẩm được chứng nhận (Việt Nam hoặc toàn cầu).

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Chứng nhận


Chứng nhận là khi một bên thứ ba đưa ra một đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm (kể cả dịch vụ), quá trình, con người, tổ chức hoặc dịch vụ phù hợp với những yêu cầu cụ thể.
Chứng nhận sản phẩm. Tồn tại nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm thử nghiệm ban đầu một sản phẩm kết hợp với đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng. Sau đó có thể bao gồm giám sát, có tính đến hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng và thử nghiệm mẫu lấy tại cơ sở sản xuất và/hoặc trên thị trường. Các phương thức chứng nhận sảnphẩm khác bao gồm thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm trong quá trình giám sát, trong khi các phương thức khác lại căn cứ vào thử nghiệm mẫu sản phẩm, hay còn được gọi là thử nghiệm mẫu điển hình.
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Một ví dụ rõ nhất về chứng nhận là đã có hơn 897.866 tổ chức tại 170 quốc gia được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001. Cần phải lưu ý rằng bản thân ISO không tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các hệ thống quản lý chất lượng, không cấp chứng chỉ sự phù hợp với tiêu chuẩn này hay các tiêu chuẩn khác. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành độc lập với ISO bởi hơn 800 tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức đăng ký hoạt động quốc tế.