Sữa là mặt hàng thực phẩm thiết yếu của người tiêu dùng. Trong xu thế hiện nay, thu nhập người dân tăng kéo theo chi tiêu nhiều hơn, và những quan tâm ngày một nhiều của người Việt Nam về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sản phẩm sữa nhập khẩu sẽ là mặt hàng chiếm lĩnh thị trường sữa nước ta.
Trên thực tế, thị trường tiêu thụ của sữa đặc ngoại nhập
rất lớn và rộng. Cùng với đó là sự đa dạng về chủng loại thực phẩm và sự khác
nhau về chính sách nhập khẩu đối với mỗi loại. Quý khách hàng cần phải nắm rõ
các thông tin về: mã HS code, chính sách về thuế cũng như các giấy tờ, chứng từ
cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu sữa để lô hàng nhập khẩu được thông quan
nhanh và đúng quy trình.
Vậy cách làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế
nào? Có cần xin giấy phép nhập khẩu không? Quy trình nhập khẩu ra sao? Trong
khuôn khổ bài viết này, VietCert sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về thủ tục
nhập khẩu sữa.
Dưới đây chúng ta cùng trao đổi về quy trình, thủ tục
nhập khẩu sữa đặc vào thị trường Việt Nam theo quy định của nghị định 15/2018/NĐ-CP.
1. Thủ tục tự công bố sản phẩm sữa đặc:null
Sữa đặc trước khi nhập khẩu vào thị
trường Việt Nam cần phải thực hiện tự công bố sản phẩm
-
Bước 1: Lên chỉ tiêu thử nghiệm và chuẩn
bị mẫu thử nghiệm:
+ Dựa vào Quy chuẩn QCVN 5-1:2010/BYT và tham khảo
thêm các Quy chuẩn QCVN 8-1:2011/BYT; QCVN
8-2:2011/BYT; QCVN 8-3:2012/BYT doanh nghiệp lên chỉ tiêu thử nghiệm cho loại sữa
đặc phù hợp (VietCert có thể hỗ trợ phần này cho quý khách)
+ Gửi mẫu thử nghiệm đến phòng thử
nghiệm của VietCert
+ Thời gian thử nghiệm trong khoảng từ
7-10 ngày.
-
Bước 2: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm
sữa đặc:
+ Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu
quy định;
+ Mẫu nhãn và bản kê khai thông tin
chi tiết sản phẩm;
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn
thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp
bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp
ISO 17025.
+ Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tự
công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ Chi cục ATVSTP hoặc
Ban quản lý An toàn thực phẩm...)
2. Kiểm
tra nhà nước an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sữa đặc:
Toàn bộ quy trình kiểm tra thực phẩm
nhập khẩu sẽ được tiến hành theo Điều 16 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Theo đó,
phương thức kiểm tra thực phẩm nhập khẩu bao gồm:
-
Phương thức thứ nhất: Phương thức kiểm tra
giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong
vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
-
Phương thức thứ hai: Phương thức kiểm tra
thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
-
Phương thức thứ ba: Phương thức kiểm tra
chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.
a) Đối
với phương thức kiểm tra thông thường sản phẩm sữa đặc:
Sau khi đã có tự công bố của sản phẩm,
doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hóa về. Khi hàng cập cảng đến thì tiến
hành đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm tại đơn vị được chỉ định
của Bộ công thương.
Nội giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng cho cơ quan hải
quan để được tạm thông quan đưa hang về kho.
b) Bộ
hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước:
-
Đơn đăng ký KTNN
-
Bản tự công bố sản phẩm
-
Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
-
Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
-
Sales contract – Hợp đồng mua bán
-
Tờ Khai hải quan
-
Bill of lading – Vận Đơn
-
C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ mặt hàng (nếu
có)
Trong vòng 24h -48h đối với phương thức kiểm tra thông thường chỉ kiểm tra hồ sơ. Đơn vị có thẩm quyền trả thông báo kết quả kiểm tra. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành nộp kết quả cho hải quan hoàn tất thủ tục nhập khẩu.
Để hiểu cụ thể hơn về quy trình chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng hang nhập khẩu như thế nào. Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.